Buổi hòa nhạc đầu tiên tại Paris của Frédéric Chopin
Buổi hòa nhạc đầu tiên của Frédéric Chopin được tổ chức tại Paris vào ngày 25 tháng 2 năm 1832. Đây là sự kiện quan trọng, quyết định tên tuổi và sự nghiệp âm nhạc của ông – nhà soạn nhạc vĩ đại, nghệ sĩ piano thiên tài.
Buổi hoà nhạc định mệnh ấy đã nhanh chóng khẳng định đẳng cấp của Frédéric Chopin tại Paris. Mở đầu cho mọi sự hợp tác của ông với các nhà sản xuất âm nhạc, các nhà sản xuất Piano và các showroom piano lớn ở Paris; kết nối và phát triển quan hệ thân thiết của Chopin với giới quý tộc. Thời gian đầu này, mọi hoạt động biểu diễn của Chopin đều được sự hỗ trợ của Camille Pleyel (Giáo sư âm nhạc và cũng là thương hiệu Piano đầu tiên của thế giới) và Frederic Kalkbrenner (Giáo sư Piano và cũng là nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới).
Frédéric Chopin & Ignaz Pleyel
Lần đầu đến Paris (ngày 5 tháng 10 năm 1831), Tên tuổi của Chopin hoàn toàn xa lạ với giới âm nhạc ở thành phố tráng lệ này. Qua thư giới thiệu của một nhạc sĩ nghiệp dư nhưng rất có ảnh hưởng tại Vienna, đó là Malfatti (bác sĩ cuối cùng của Beethoven) gửi cho Ferdinando Paër (giám đốc âm nhạc cho vua Louis-Philippe), Chopin đã gặp và làm quen với Rossini (người trị vì trong cánh gà của “Nhà hát-Italien”) và Cherubini (lúc đó là giám đốc Nhạc viện Paris), nghệ sĩ violin Baillot, và nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp khác.
Trong thư gửi cho Tytus Woyciechowski, Chopin kể lại: “Nhờ ông ấy, Ferdinando Paër mà tôi được gặp Kalkbrenner. Tôi thực sự ngạc nhiên bởi tài năng của ông ấy vượt xa Herz, Liszt, Hiller, v.v… ông ấy cùng đẳng cấp với Paganini. Thật khó để diễn tả về sự bình thản khi ông ấy chơi đàn; sức thu hút và mê hoặc của ông ta, sự kiểm soát tuyệt vời trong từng nốt nhạc đã khẳng định đẳng cấp của ông ấy. Ông ấy giống như một người khổng lồ, giẫm bẹp Herze, Czernys, v.v…. dưới chân mình và tôi cũng thế” (ngày 12 tháng 12 năm 1831).
Đó là ấn tượng đầu tiên của Chopin, một tháng trước khi ông gọi Kalkbrenner là “nghệ sĩ piano giỏi nhất châu Âu”. Sau vài tuần suy nghĩ, cuối cùng Chopin đã nhận lời đề xuất của Kalkbrenner – Chopin trở thành học trò của Kalkbrenner.
Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc với Kalkbrenner, mọi sự mê hoặc trong Chopin đã nhanh chóng tan biến bởi sự buồn tẻ, sự xơ cứng trong học tập, thiếu vắng sự sáng tạo cần có của một tài năng. Chopin nói: “Tôi sẽ không bao giờ giống như Kalkbrenner bởi không có gì có thể kiềm hãm nổi những ý tưởng và hoài bão táo bạo nhưng rất cao quý của học trò mình khi mong muốn tạo ra một thế giới âm nhạc mới” (Trích lời tác giả trong Etudes Op. 10, viết cho Elsner vào giữa tháng 12 năm 1831).
Thực ra, chính Kalkbrenner đã lên kế hoạch biến Chopin thành học trò lớn của mình để cũng cố tên tuổi. Kalkbrenne là nghệ sĩ piano có ảnh hưởng lớn nhất Paris lúc bấy giờ. Ông là nghệ sĩ đại diện thương hiệu của Pleyel & Company.
Chúng ta cùng trở lại với buổi hòa nhạc đầu tiên của Chopin tại Paris và những diễn biến sau đó. Sau 3 lần thay đổi buổi hoà nhạc mới được thực hiện vào ngày 25 tháng 2 năm 1832 tại một phòng trưng bày piano Pleyel. Chopin chơi hết bản Concerto E Minor, Op. 11 theo đúng phong cách thính phòng, phổ biến đến giữa thế kỷ 19. Kalkbrenner cũng biểu diễn trong nửa sau của chương trình.
Frédéric Chopin đã gửi thư cho Tytus như sau: “…Tôi xin nói thêm, với Kalkbrenner, cả bản March và sau đó là một bản Polonaise cho hai piano chơi với phần đệm là 4 cây piano khác. Thật điên rồ khi Kalbrenner chơi trên chiếc Grand Piano. Là tôi, tôi chỉ cần một chiếc piano nhỏ (Piano cổ, đứng và rất cao) để có âm thanh long lanh như tiếng những chiếc chuông đeo trên con Hươu cao cổ. Còn những nhạc cụ khác sẽ làm nền, và đó sẽ là một dàn nhạc hoàn hảo hơn nếu khi được biểu diễn bởi các nghệ sĩ Hiller, Ostern, Stamati, và Sowinski” (ngày 12 tháng 12 năm 1831).
Xin giải thích thêm về thuật ngữ được sử dụng ở đây. Chính Chopin viết trong các bức thư bằng tiếng Ba Lan, từ “pantalionseems” dùng để chỉ chiếc Grand Piano. Điểm lưu ý khác, vào năm 1825, Pleyel đã nộp hồ sơ đề nghị công nhận bằng sáng chế, bản quyền chế tác về cây piano thẳng đứng Unicord (Upright piano ngày nay). Thêm thuật ngữ nữa, theo Gireffen-Flugel cách chơi chữ “hươu cao cổ” là để ám chỉ chiều cao của cây đàn phổ biến tại Vienna mà Fryderyk Buchholtz – người Ba Lan sản xuất.
Buổi hoà nhạc ấy chỉ hơn 100 người tham dự nhưng với sự ảnh hưởng của họ tại nước Pháp cũng đủ để khẳng định uy tín cho nghệ sĩ piano người Balan này (lúc ấy chẳng ai biết Chopin là ai). Khán giả phần lớn là giới quý tộc Ba Lan lưu vong, số còn lại là những nghệ sĩ Piano lừng danh thời ấy. Ngoài Camille Pleyel, Kalkbrenner và bốn người đệm đàn cho bản Grande Polonaise là Hiller, Osborne, Stamaty và Sowinski còn có sự hiện diện của Liszt, Mendelssohn, Louis Adam, Farrencs, anh em nhà Allah, Pixis, Friederick Wieck cùng cô con gái Clara. Tại Paris thời đó Marie Pleyel- Moke (phu nhân của Camille), Bertini, Body, Schunke và Zimmerman cũng được công nhận là những Pianist giỏi. Ý nghĩa của đêm hoà nhạc này đạt được 2 mục đích mang tính lịch sử: Kalkbrenner đã giới thiệu thiên tài piano trẻ tuổi này là học trò của mình và ý nghĩa ngẫu nhiên khác, chính tài năng của Chopin đã vô tình gây sự chú ý đặc của giới nghệ sĩ piano về sự xuất sắc của những chiếc Piano được sản xuất từ xưởng Pleyel & Co.
Buổi hòa nhạc đầu tiên với cây đàn Piano Pleyel vào 01/01/1830
“… Thương hiệu Pleyel là những chiếc piano mà Chopin đặc biệt yêu thích” (Liszt nói).
PLEYEL – “Piano của tôi”
Như một định mệnh, Chopin yêu thích và trung thành với những cây piano của hãng Pleyel chúng đến cuối đời. Đó là chiếc piano mà thiếu nó Chopin không thể hoàn thành việc sáng tác 24 Preludes của mình, Op. 28.
Khi đến London năm 1848, nơi khán giả luôn yêu cầu ông biểu diễn trên chiếc piano thương hiệu Broadwood uy tín. Trong tình trạng kiệt sức về thể chất, Chopin có viết trong một bức thư gửi về London, ngày 13 tháng 5 năm 1848 cho W. Grzymala: “Tôi có ba chiếc piano: ngoài chiếc piano của riêng tôi, một Broadwood (của Anh) và một Erard (cũng của Anh), nhưng cho đến bây giờ tôi chỉ chơi trên cây đàn của mình”. “Của mình” – Chopin ám chỉ cây Pleyel, đó là chiếc piano đặc biệt đã phải chuyển tới London để ông biểu diễn và sáng tác. Pleyel là “phương tiện” tin cậy duy nhất để diễn tả “tiếng lòng” của tôi (Chopin nói). Chopin đánh giá cao sự linh hoạt và mềm mại của phím piano Pleyel, ông cũng đặc biệt yêu thích âm sắc ngọt ngào và sâu lắng của nó.
Có một lần Chopin nói “Khi tôi cảm thấy không khoẻ, tôi chơi trên cây piano Erard và tôi dễ dàng tìm thấy âm thanh của nó; nhưng khi tôi khoẻ mạnh và đủ năng lượng, để tìm kiếm âm thanh của riêng mình, tôi cần một cây đàn piano Pleyel” Henry Blaze of Bury cũng có trích lại vào năm 1856.
Bức tranh Frédéric Chopin, George Sand, Pleyel (được vẽ bởi Họa sĩ Adolf Karpellus)
Một học trò xuất sắc của Adolf Henselt viết: “Những cây piano phím nặng sẽ hỗ trợ được lực cho ngón tay của tôi nhưng cũng sẽ khó kiểm soát được sắc thái khi biểu diễn. Tôi thấy dễ dàng tạo ra nhiều âm sắc khác nhau khi chơi trên cây piano thương hiệu Erard tại nhà của Chopin. Ông ấy gọi nó là ‘kẻ phản bội hoàn hảo’. Chopin bảo thật nguy hiểm khi sử dụng quá lâu một nhạc cụ có âm thanh tuyệt vời: “Không có gì khác biệt dù bạn gõ nhẹ vào phím hay đập mạnh hơn: âm thanh luôn đẹp và tai nghe không đòi hỏi gì thêm. Ta cần tạo ra nhiều máu sắc hơn thế bởi âm thanh của piano vốn dĩ rất phong phú”.
Pianist người Nga – Wilhelm von Lenz đã đưa ra nhận xét tương tự trong bài phát biểu của mình: “Chopin đã chơi trên chiếc piano Pleyel, một chiếc piano rất nhạy mà người chơi có thể dễ dàng tạo ra nhiều sắc thái như mong muốn, quan trọng hơn cả yêu cầu về âm sắc trầm bổng của mọi nhạc cụ.”
Nghệ sĩ Piano Zimmerman nhắc lại lời của Chopin giải thích vì sao yêu thích Pleyel: “Chúng ta phải hát bằng các ngón tay”. Liszt nhận xét về piano Pleyel: “tại âm vực cao, âm thanh trong vắt, còn các nốt trầm thì rõ ràng và tách bạch”.
Danh tiếng của Chopin lẫy lừng ở Paris với tư cách là một nhạc sĩ, một nhà thơ vĩ đại. Sau năm 1835, Chopin đã từ bỏ sự nghiệp biểu diễn piano vì ông cảm thấy không còn phù hợp với sức khoẻ của mình. Hơn thế, ông muốn nhường sân diễn cho những tài năng như Liszt, Thalberg, Herz, Doehler và những người khác. Ba đêm nhạc được công diễn cuối cùng của ông được tổ chức các năm 1841, năm 1842 và năm 1848 tại Chez Pleyel. Cùng với những đêm diễn trước đó, 3 buổi hoà nhạc cuối cùng này cũng đã đi vào huyền thoại, tồn tại trong ký ức của những người đương thời với ông.
Câu chuyện định mệnh giữa Chopin và chiếc piano Pleyel là nguồn cảm hứng bất tận trong mọi câu chuyện của giới yêu piano ở châu Âu. Về Chopin và Pleyel, cho đến này chưa có ngòi bút nào bộc bạch sự bí ẩn và mê hoặc này tốt hơn Berlioz: “Chopin, mặc dù tài năng biểu diễn piano của ông trên cả sự tuyệt vời nhưng ông chỉ thích biểu diễn trong không gian nhỏ và ấm cùng; người nghe được chọn lọc, ông cần tìm thấy ở họ sự tha thiết được nghe ông chơi piano. Và ông cũng chỉ thể hiện được cảm xúc đầy bọng khi có được không gian như vậy – những người hiểu ông và cảm nhận được tiếng chiếc piano của ông – Pleyel”.