Trải dài dòng lịch sử Piano hơn 300 trăm năm, đặc biệt tại thời kỳ cổ điển & lãng mạn khu vực tây Âu thế kỷ 18 -19; có thể nói thành phố Vienna (Áo) và Paris (Pháp) là 02 trung tâm hoạt động âm nhạc lớn nhất châu Âu của giới văn nghệ sĩ và tầng lớp thượng lưu, quý tộc bấy giờ. Song song là sự phát triển đa dạng loại hình nhạc cụ để đáp ứng kịp thời cho đời sống tinh thần ngày càng phong phú này, trong đó Piano được chú trọng hơn hết. Và nước Ý tiên phong là cha đẻ của Piano. Sau đó nhiều sự cải tiến, đổi mới đến từ Đức, Anh, Áo và tất nhiên không loại trừ Pháp. Đến nỗi nhạc cụ quý tộc này đã trở thành niềm tự hào của văn hóa Pháp.

Giai đoạn này (thế kỷ XIX) trào lưu âm nhạc lãng mạn phát triển đỉnh điểm. Từng tác phẩm đều chứa đựng tâm tư, tình cảm cá nhân phóng khoáng. Từ nhạc sĩ sáng tác, nghệ sĩ biểu diễn đến người thưởng thức đều suy xét, tìm kiếm và mong muốn bộc lộ, khẳng định bản thân. Trình độ âm nhạc, thẩm mỹ thưởng thức trở nên cầu kỳ, nhất là giới quý tộc. Họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trợ cho nhạc sĩ/nghệ sĩ giỏi nhất cũng như sở hữu những chiếc Piano tốt nhất; có khi đắt bằng tòa lâu đài để thưởng lãm, khẳng định đẳng cấp giàu có và trình độ văn hóa.

Những buổi thưởng thức âm nhạc của giới quý tộc, thượng lưu châu Âu

Tầm nhìn và sứ mệnh của giới nghệ sĩ sáng tác cũng thay đổi, tác phẩm thiên hướng nghệ thuật vị nghệ thuật phổ biến trong xã hội lúc bấy giời. Những nhà sản xuất Piano Pháp cũng đua sức cạnh tranh để khẳng định vị thế thương hiệu. Đằng sau mỗi thiết kế là giá trị văn hóa sâu sắc, ý nghĩa nhân văn cao cả; sự hài hòa giữa thiết kế sang trọng và âm thanh tinh tế luôn được chú trọng.

Trong các loại hình nghệ thuật, việc sử dụng nhạc cụ được sánh như sự kết giao với người bạn tri kỷ; nơi âm thanh vang lên chính là tiếng lòng của họ. Đặc biệt Piano – chiếc đàn trên cả sự tri kỷ, là một nửa tâm hồn của người nghệ sĩ.

Piano Pleyel những năm 1890

Tại Pháp, kỹ nghệ chế tác Piano bắt đầu phát triển bởi 03 bậc thầy cũng là 03 nhà sản xuất Piano lớn nhất của Pháp là Érard (est.1700s), Joseph Gabriel Gaveau (est.1847) và Pleyel (est.1807). Qua nhiều biến cố trong hơn 200 năm, Pleyel là thương hiệu Piano tiếp tục đứng vững & phát triển mạnh mẽ đến nay, được ví là “Biểu tượng & niềm kiêu hãnh của văn hóa hóa Pháp”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *