Được ra đời vào năm 1830, thương hiệu piano Pleyel đã được xem là biểu tượng văn hóa Pháp trong suốt 200 năm qua, dưới sự kế thừa và điều hành của nhà lãnh đạo Camille Pleyel. Cũng vào thời điểm ấy, phòng hòa nhạc Salle Pleyel được thành lập, nơi này dường như trở thành một địa điểm nuông chiều và tôn vinh đời sống âm nhạc cho đông đảo giới mộ điệu. Kể từ đó Salle Pleyel được ví như “ngôi đền” của âm nhạc cổ điển, là trung tâm giao lưu lý tưởng cho các buổi biểu diễn của hàng loạt nghệ sĩ vĩ đạitrên thế giới tại Paris.
Để lưu giữ nét tinh hoa ấy, ngày nay tại Việt Nam trong không gian phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập tại ngã giao Lê Duẩn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, vẫn đang bảo tồn cây đàn Grand piano Pleyel từ năm 1955 (thời điểm Dinh Độc Lập còn đại diện dưới tên Dinh Norodom – dinh thự từng được sử dụng là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn) cho đến nay.
Có thể nói, sự hiện diện của cây đàn Grand piano Pleyel không chỉ trở thành một biểu tượng cho sự trang nghiêm, đồng phản ánh hơi thở về bề dày lịch sử, mà còn là di sản văn hóa cho những thế hệ sau này có thể chiêm nghiệm vẻ đẹp và âm nhạc của nó. Điều này như một tuyên bố về giá trị và ý nghĩa của tinh thần cổ điển trong xã hội hiện đại, nơi giao thoa giữa âm nhạc – lịch sử và những tâm hồn yêu nghệ thuật một cách tinh tế.
Vừa qua, trong chuyến ghé thăm của các chuyên gia từ trụ sở Piano Pleyel Trung Quốc tại Việt Nam, chúng tôi đã cùng nhau có dịp ghé thăm Dinh Độc Lập và ghi lại những hình ảnh cùng với cây đàn Grand piano Pleyel, có thể nói đây là một niềm tự hào sâu sắc của thương hiệu Piano Pleyel nói riêng và sự bền vững trong thế giới âm nhạc nói chung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *