Màu đỏ rực rỡ ẩn dưới vẻ cổ điển vượt thời gian, đan xen với nét hiện đại đầy thời thượng. Những đường nét mượt mà tạo nên một khối hình thang tinh xảo. Đây chính là một tác phẩm vô cùng sang trọng, mang tính thẩm mỹ cao đến từ nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp Emile-Jacques Ruhlmann.

Cây đàn Pleyel Art Grand Piano “1937”

Emile Jacques-Ruhlmann là một trong những gương mặt đại diện cho phong trào Art Deco của thế kỷ 20. Những thiết kế tinh tế và tiên tiến, chất liệu sang trọng và độc đáo, tay nghề tinh luyện và các yếu tố khác trong các tác phẩm nghệ thuật của ông không chỉ phản ánh giá trị nghệ thuật và phong cách thẩm mỹ cá nhân ông mà còn đại biểu cho sự sang trọng và tráng lệ của phong trào Art Deco hiện đại.Với mong muốn làm sống lại phong cách trang trí nội thất nổi tiếng của Pháp, Ruhlmann đã thiết kế khá nhiều mẫu đàn piano cho Pleyel Pháp với tư cách là một món đồ trang trí nội thất sang trọng.

Cây đàn piano của Pleyel được sử dụng như một món đồ trang trí nội thất.

Nhà thiết kế nội thất người Pháp Emile-Jacques Ruhlmann

Cây đàn Pleyel Art Grand Piano “1937” với thân hình thang gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác bởi lớp sơn màu đỏ carmine (đỏ yên chi). Sự thời thượng và quyến rũ của nó còn được Ruhlmann điểm tô thêm bởi lớp sơn bóng có độ cao đến mức có thể soi gương được, khiến cho cây đàn càng trở nên rực rỡ.

Cây đàn Pleyel Art Grand Piano “1937”

Nghệ sĩ piano người Pháp Simon Ghraichy biểu diễn với cây đàn Pleyel Art Grand Piano “1937”

Simon Ghraichy, người gốc Lebanon và Mexico, là một nghệ sĩ piano người Pháp sống ở Paris sau thập niên 80. Anh đã nhiều lần được mời tham gia các lễ hội nghệ thuật ở Nam Phi, Serbia, Hàn Quốc cũng như các quốc gia và khu vực khác. Anh đã có kinh nghiệm biểu diễn với nhiều dàn nhạc khắp nơi thế giới và được tờ Wall Street Journal khen ngợi về tài năng của mình. Anh đã từng chơi chiếc Pleyel Art Grand Piano “1937” tại Paris, Pháp. Giai điệu piano tinh tế và lộng lẫy làm cho những dòng giai điệu êm dịu có thể nghe rõ ràng. Màu sơn đỏ đậm trở nên dịu nhẹ dưới luồng ánh sáng tối mờ. Ghraichy, người nghệ sĩ đang đắm chìm trong màn trình diễn, được bao bọc trong âm thanh du dương và trong sắc đỏ huyền ảo của cây đàn. Thông qua cây đàn Pleyel Art Grand Piano “1937” này, anh đã thành công thể hiện ngôn ngữ âm nhạc cổ điển của thế kỷ 17.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *